Tin mới

Category 5

Category 6

Category 7

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

Những cách chống rét hiệu quả trong mùa đông lạnh giá

Những đợt rét cắt da cắt thịt, rét hại của mùa đông đã đến, bạn đã biết cách chống rét như nào cho hiệu quả chưa? Các chuyên gia y tế đã tiết lộ một số mẹo giúp bạn có thể vượt qua thời tiết giá rét vào mùa đông. Một vài trong số các bí quyết này có thể đi ngược lại quan niệm lâu nay của nhiều người.

Những phương pháp chống rét mùa đông hiệu quả


Khi nhiệt độ xuống thấp, cảm giác rét buốt là không thể tránh. Nếu phải ra đường, ta sẽ đứng trước nguy cơ cơ thể bị mất nhiệt. Để ngăn ngừa bị tê cóng và giảm thân nhiệt, dưới đây là một số lời khuyên:

- Mặc ấm với quần áo chống gió

- Vào phòng kín khi bạn bắt đầu cảm thấy lạnh

- Mặc vài lớp quần áo rộng để giữ nhiệt độ cơ thể

- Cài chặt khuy áo hoặc dây khóa và thắt chặt dải rút

- Đừng quên đeo găng tay và mũ che tai

- Hãy nhận biết về tác động của gió lạnh. Khi tốc độ gió tăng lên, nó có thể mang nhiệt ra khỏi cơ thể nhanh hơn. Trong điều kiện gió mạnh, những vấn đề sức khỏe liên quan tới thời tiết giá lạnh rất có thể xảy ra. Hãy chắc chắn rằng các lớp quần áo ngoài kín đáo để giảm tình trạng cơ thể mất nhiệt do gió.
Vì thời tiết lạnh làm tăng thêm một gánh nặng cho tim, do đó, nếu bạn có vấn đề tim mạch hoặc huyết áp cao, hãy theo chỉ dẫn của BS trước khi có bất kỳ hoạt động tích cực nào ngoài trời. Thậm chí ngay cả những người trưởng thành khỏe mạnh nên nhớ rằng, cơ thể của họ đã đang làm việc thêm giờ chỉ để giữ ấm và nên ăn mặc phù hợp cũng như làm việc từ từ khi làm công việc nặng nhọc ngoài trời.

Hãy nhớ rằng đồ uống có cồn làm cơ thể mất nhiệt nhanh hơn. Nếu bạn chuẩn bị đi đâu đó ra ngoài, đừng bỏ qua hiện tượng run rẩy của cơ thể - đó là một dấu hiệu đầu tiên quan trọng là cơ thể mất nhiệt và một tín hiệu để nhanh chóng trở về nhà.

Không uống cà phê hay trà xanh


Mặc dù nhiều người nói rằng, uống cà phê hoặc trà xanh nóng khi nhiệt độ môi trường xuống thấp khiến họ cảm thấy ấm hơn, nhưng theo các chuyên gia, chất cafein trong những đồ uống này sẽ khiến bạn bị mất nhiệt cơ thể.


"Cafein vô hiệu hóa các cảm thụ quan trong các mạch máu và ngăn chúng co rút lại khi trời lạnh. Do các mạch máu vẫn giãn nở, nên bạn sẽ mất nhiệt nhanh hơn. Vì vậy, nếu ở ngoài trời và nhấm nháp đồ uống có cafein, bạn sẽ cảm thấy lạnh nhanh hơn, dù vấn đề này không xảy ra khi bạn ở trong phòng kín", Eddie Chaloner, bác sĩ phẫu thuật tim mạch kiêm chuyên gia tư vấn tại Bệnh viên đa khoa Lewisham (Anh), giải thích.

Theo các chuyên gia vật lý trị liệu, giải pháp tốt nhất là bạn nên chuyển qua dùng các đồ uống đã loại bỏ cafein hoặc trà thảo dược, những loại có đặc tính làm nóng ấm tự nhiên.

Ăn nhiều protein (đạm)


Chuyên gia dinh dưỡng, tiến sĩ Sarah Schenker cho biết, việc tiêu hóa protein (đạm) khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên đáng kể, so với quá trình tiêu hóa cácbon hyđrat hay chất béo. Theo bà Schenker, cơ thể phải làm việc vất vả hơn để hấp thụ các protein, nên sẽ sử dụng nhiều năng lượng hơn và tạo ra sức nóng, giúp giữ ấm cho chúng ta.


Chuyên gia này gợi ý, đối với bữa sáng, bạn có thể ăn cháo đặc kết hợp và uống sữa đậu, vì chúng giàu protein hơn sữa bò thông thường. Bạn có thể tăng thêm lượng protein hấp thụ bằng cách ăn thêm các loạt hạt và sữa chua.

Không đút tay vào túi


Khi bị lạnh, bản năng tự nhiên của người là bước đi với hai tay thọc sâu trong túi áo hoặc túi quần. Tuy nhiên, theo chuyên gia Tim Hutchful thuộc Hiệp hội chữa bệnh bằng phương pháp nắn khớp xương Anh, sẽ tốt hơn nếu bạn bỏ cả 2 tay ra khỏi túi và để chúng đung đưa tự do hai bên sườn. Ông Hutchful giải thích, bằng cách đung đưa tay, các cơ của chúng ta có cơ hội vận động mạnh, cải thiện lượng máu luân truyền tới khu vực sẽ sản sinh ra nhiệt cơ thể.

<

Không đội mũ len


Theo tiến sĩ Andrew Camilleri, bác sĩ phẫu thuật tai - mũi - họng thuộc Bệnh viện Đại học South Manchester, con người mất 30% lượng nhiệt cơ thể ở vùng đầu. Vì vậy, khi mua một chiếc mũ giữ ấm, bạn nên chọn loại có che cả tai. Ông Camilleri giải thích, vì tai rất mỏng nhưng lại có khu vực tiếp xúc rộng nên chúng làm mất nhiệt rất dễ dàng.

Chuyên gia này cũng khuyên mọi người nên đội mũ làm từ lông cừu thay vì mũ len. Lí do là lông cừu là một loại sợi cách điện và có thể nhốt giữ lớp không khí tĩnh giữa mũ và đầu, giúp giữ ấm đầu của bạn.

Ông Camilleri còn lưu ý bạn nên thở bằng mũi, chứ không phải bằng miệng. Điều này là vì, các lỗ mũi và xoang lọc đã làm ấm không khí đi vào phổi, nên khi chúng ta thở ra sẽ cảm thấy thấy ấm áp. Khi thở qua miệng, cơ chế tương tự không xảy ra nên chúng ta không còn hiệu ứng làm ấm không khí.

Phương Pháp Chống Rét Cho Trâu, Bò và đông vật khác


Thời tiết khô nóng hoặc rét đậm kéo dài có những tác động không nhỏ đến đàn gia súc. Để chủ động đối phó và giảm thiểu thiệt hại, người chăn nuôi nên kết hợp giữa kinh nghiệm truyền thống và phương pháp hiện đại để phòng chống rét cho trâu, bò.

Chủ động thức ăn thô xanh


Cần chuẩn bị thức ăn ủ chua (rơm ủ xanh; dây khoai lang; ngọn, lá sắn; thân, lá chuối; dây lạc; thân, lá ngô ủ chua ngay sau khi thu hoạch,…), thức ăn phơi khô (rơm, rạ, cỏ khô, bột lá rau các loại,…) từ đầu mùa đông. Nên xây hầm ủ phù hợp với nhu cầu của đàn gia súc và dựng kho chứa thức ăn khô đủ cho cả đàn ăn trong 3 – 4 tháng.

Tăng lượng thức ăn tinh trong khẩu phần


Để giúp trâu, bò tăng sức chịu đựng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhất là trong thời gian dài, người chăn nuôi cần chú ý bổ sung thêm thức ăn tinh như cám gạo, bột ngô, bột hoặc sắn lát, cháo muối, cháo ngũ cốc hòa đường. Cho trâu, bò uống nước ấm, nước muối, nước gừng, các loại đá liếm, bột xương,… Chú ý, có thể cho trâu, bò ăn các loại lá, củ, quả cây có dược tính nóng ấm.

Nâng cấp chuồng trại và chuyển đổi phương thức chăn nuôi


Hạn chế việc chăn thả rông trâu, bò trong những ngày trời lạnh. Xây dựng chuồng trại theo hướng kiên cố để chăn nuôi ổn định, lâu dài. Nên xây chuồng theo hướng Đông Nam, tránh gió lùa, mưa tạt và bị nắng xối lâu. Chuồng có hệ thống thoát chất thải, nền luôn khô ráo, sạch sẽ, có chất độn chuồng sạch, không trơn trượt, ẩm mốc.

Khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 12 độ C: Không nên chăn thả và sử dụng sức kéo của trâu, bò. Cung cấp thức ăn tại chuồng. Gia cố chuồng trại như dùng bạt dứa, tấm nylon lớn hoặc các vật liệu khác để che kín chuồng.

Tích cực sưởi ấm


Thắp bóng điện công suất lớn, ủ trấu, đốt lửa, dùng máy sưởi trong chuồng. Nên mặc áo rơm, áo bao tải đay, bao tải dứa, chăn len, chăn bông cho trâu, bò.

Phòng dịch


Cách ly, chăm sóc tốt trâu, bò yếu, ốm trong những ngày giá rét; tăng cường vệ sinh, tiêu độc khử trùng. Đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ phun thuốc khử trùng 2-3 tuần/lần để hạn chế mầm bệnh phát triển.

Triển khai tiêm phòng đầy đủ vắc-xin chống các bệnh truyền nhiễm như dịch tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng, nhiệt thán, suyễn,…

Dùng các biện pháp Đông y.


Mồi lửa vào một số huyệt để tăng cường sức đề kháng, chịu lạnh cho trâu, bò. Xoa bóp, day bấm huyệt đạo cũng có tác dụng tích cực trong phòng chống rét, đói cho trâu, bò trong mùa lạnh.
(Sưu tầm)

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2013 TẠP CHÍ MẸO VẶT
Distributed By Free Premium Themes. Powered byBlogger