Tin mới

Category 5

Category 6

Category 7

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Bệnh mề đay là bệnh gì? Cách chữa bệnh mề đay hiệu quả

Bệnh mề đay là bệnh gì? Có chữa được không? Cách chữa và kiêng khem với người có bệnh mề đay như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc trên.

Mề đay là bệnh gì?

Nổi mề đay là bệnh da phổ biến gây khó chịu, thậm chí choáng váng ngất xỉu. Bệnh khó chẩn đoán đúng nguyên nhân dù đã thực hiện đủ các xét nghiệm và không dễ điều trị dứt.

Bệnh mề đay là bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ em và người lớn, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, có thể do dị ứng với sự biến đổi của thời tiết, dị ứng thuốc…

Benh-noi-me-day
Bệnh nổi mề đay là bệnh khó chữa
Mề đay là phản ứng viêm da có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học histamin. Thống kê cho thấy, cứ 100 người thì có từ 15 đến 20 người bị nổi mề đay và khả năng tái phát bệnh này nhiều lần trong đời. Phụ nữ dễ nổi mề đay hơn nam giới và ở độ tuổi từ 20 đến 40.

Mề đay cấp tính xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày, hay gặp ở người trẻ và nguyên nhân thường gặp là do thức ăn hoặc thuốc. Trường hợp nặng, người nổi mề đay cấp tính có thể bị choáng váng, ngất xỉu do áp huyết xuống thấp.

Mề đay mạn tính là một bệnh lý khá phức tạp với rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau chứ không phải chỉ do ký sinh trùng, thức ăn hay thời tiết. Nguyên nhân gây bệnh có thể còn do thuốc, kháng nguyên hô hấp (phấn hoa, bụi, men mốc…), mày đay do bệnh nội tiết…

Phân loại mề đay


Cơn mề đay cấp tính:Bệnh biểu hiện đột ngột ở bất cứ vùng nào trên cơ thể, thể hiện trên những sần, phù nề, ngứa dữ dội. Cơn xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ rồi lặn hoặc có thể từng đợt kế tiếp nhau. Trong cơn mề đay cấp có thể kèm theo sốt cao, nôn mửa, đau quặn bụng, khó thở…

Cơn mề đay mãn tính:Đó là khi tình trạng nổi mề đay kéo dài trên 8 tuần, không kể nhiều hay ít, có khi ngắt quãng nhiều ngày, có thể gặp các dạng khác nhau.

+ Mề đay thành vệt dài, thành vòng - mề đay xuất huyết.

+ Mề đay sần ở trẻ em - mề đay mụn nước, phòng nước.

+ Mề đay khổng lồ - đó là phù nổi đột ngột làm sưng phù mặt, mi mắt, môi hoặc bộ phận sinh dục, thường sau vài giờ thì lặn, không ngứa chỉ gây cảm giác căng tức khó chịu. Mức độ nguy hiểm của dạng phù này là có thể làm phù đường hô hấp trên, gây hẹp thanh quản và họng dẫn tới khó thở, phải cấp cứu.

+ Mề đay cấp tiết Cholin: Xuất hiện khi đi ra nắng, vận động thể lực, xúc cảm hay gặp ở người trẻ tuổi. Mề đay nổi đột ngột rầm rộ khắp cơ thể gây cảm giác rất ngứa.

Nguyên nhân của chứng mề đay, có thể là do những yếu tố sau:

- Do yếu tố vật lý như chấn thương, cọ xát, lạnh nắng.

- Do tiếp xúc các vật lạ qua da, qua đường hô hấp, do ăn uống, thuốc, mỹ phẩm, côn trùng, ký sinh trùng, vi khuẩn…

- Do di truyền, chủ yếu là chứng dị ứng do lạnh.

- Do các bệnh hệ thống: Có thể gặp mề đay kết hợp với bệnh Luput ban đỏ hệ thống, u ác tính, cường giáp trạng…cũng có nhiều trường hợp nổi mề đay nhưng không xác định được nguyên nhân.


Nguyên nhân gây mề đay


1. Thực phẩm, thức uống, gia vị: Thức ăn hay bị "đổ thừa" nhất là đồ biển như: sò, nghêu, cua, ghẹ, cá biển. Các loại sôcôla, sữa, bơ, phó mát. Nhóm thực vật là dưa gang, dưa tây, cà chua, trái dâu, kể cả hành, tỏi. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng thức ăn thông thường nhất, "lành nhất" cũng có thể gây bệnh. 

2. Các chất phụ gia: Cũng là yếu tố quan trọng. Chúng có thể là chất tự nhiên như các loại men, con giấm hoặc chất hóa học dùng để bảo quản và nhuộm màu thực phẩm. 

3. Thuốc men: Có rất nhiều thứ thuốc có thể gây dị ứng và nổi MÐ. Ðáng kể nhất là Penicilline rồi đến Aspirine, Sulfamides; các loại thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc trị đau nhức xương khớp, thuốc ngừa thai và còn nhiều loại khác. 

4. Nhiễm trùng: Các ổ nhiễm trùng, nhiễm nấm tiềm tàng thường gây bệnh MÐ mãn tính như viêm xoang, sâu răng, nhiễm trùng đường tiểu, đường hô hấp trên như viêm mũi - họng. 

5. Các loại bụi nhà, bụi phấn hoa, bụi lông thú và các loại ky sinh trùng cũng thường là nguyên nhân của MÐ mãn tính. 

6. Các yếu tố xúc cảm, thay đổi nhiệt độ, áp lực cọ xát do quần áo chật bó cũng có thể làm nổi MÐ.


Phát hiện nguyên nhân


Vì có quá nhiều nguyên nhân gây bệnh, người bệnh cần phải thật chú y mới hy vọng giúp thầy thuốc tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh để trị tận gốc. Khi có triệu chứng phù môi, sưng mặt hoặc khó thở phải đến cơ quan y tế sớm để được cấp cứu nếu cần. Sau đây là cách phát hiện nguyên nhân trong thực phẩm ở người bị MÐ mãn tính lẫn cấp tính, bằng chế độ ăn loại trừ: Bắt đầu ăn trong 3 tuần chỉ gồm các loại không có chất dị ứng như gạo, khoai tây, cà rốt, các loại đậu, bí, bầu, thịt trừu, thịt bò, cữ rượu. Có thể uống trà, cà phê nhưng không có sữa. Nếu MÐ không xuất hiện thì ta bắt đầu ăn thêm từng món nghi ngờ. Ăn đến món nào thấy MÐ nổi lên thì đó là nguyên nhân gây bệnh phải tránh sau này và cứ như thế tiếp tục.



Mề đay thông thường bắt đầu đột ngột, rầm rộ ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể với những sẩn phù màu hồng, đặc biệt rất ngứa và có thể hợp lại thành mảng lan rộng khắp người. Sau vài phút hay vài giờ thì mề đay lặn mất, không để lại dấu vết. Phát ban có thể lặn ở chỗ này và nổi ở chỗ khác.

Da vẽ nổi còn gọi là mề đay giả. Nếu dùng một vật đầu tù cà nhẹ lên da, vài phút sau trên mặt da sẽ nổi gồ lên một vệt màu hồng. Có thể đi kèm nổi mày đay.

Phù mạch (còn gọi là phù quincke): Nổi ban đột ngột làm sưng to cả một vùng (mí mắt, môi, bộ phận sinh dục ngoài, niêm mạc), cho cảm giác căng nhiều hơn ngứa, có thể kèm theo nổi mề đay. Nếu phù ở lưỡi, thanh quản, hầu sẽ gây suy hô hấp, phải xử trí cấp cứu.

Những dạng khác như sẩn nhỏ, sẩn mụn nước hay xuất huyết. Mề đay hay phù Quincke có thể đi kèm với những triệu chứng toàn thân như sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch (sốc phản vệ) cần phải xử trí cấp cứu.

Cách điều trị bệnh mề đay


Để điều trị mề đay, trước tiên cách tốt nhất là loại bỏ yếu tố gây bệnh nếu biết. Tránh một số thức ăn, một số thuốc có thể gây dị ứng. Tránh các chất kích thích như gia vị, rượu, trà, cà phê...

Trong cơn cấp, người bệnh có thể ăn nhẹ, giảm muối. Trường hợp gây ngứa, khó chịu nhiều, có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm (một phần giấm hai phần nước), Mentol 1%, dung dịch Calamine để thoa hay tắm. Tránh dùng thuốc mỡ kháng histamin (phenergan) thoa vì dễ gây viêm da dị ứng. Mỡ corticoides ít hiệu quả, có thể gây một số tác dụng phụ (nhất là khi thoa trên diện tích quá lớn).

Đối với mày đay mãn tính do thường có liên quan đến các bệnh lý nội khoa nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám bệnh, thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.

Trong cơn cấp:

- Ăn nhẹ, giảm muối.

- Trường hợp gây ngứa, khó chịu nhiều, có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm (1 phần giấm 2 phần nước) để thoa hay tắm.

- Tránh dùng thuốc mỡ kháng histamin (phenergan) thoa vì dễ gây viêm da dị ứng. Mỡ corticoides ít hiệu quả, có thể gây một số tác dụng phụ (nhất là khi thoa trên diện tích quá lớn).
Thuốc corticoides (uống hay tiêm) chỉ nên dùng trong điều trị mề đay cấp, nặng, kèm phù thanh quản. Một số trường hợp nổi mề đay do viêm mạch, mề đay do chèn ép không đáp ứng với các thuốc kháng histamin thông thường, không nên dùng để điều trị mề đay mạn tính tự phát.
Đối với mề đay mãn tính: vì thường có liên quan tới các bệnh lý bên trong nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.

(Theo BS Trần Lan Anh - suckhoedoisong.vn/2010092803045596p45c5/can-lam-gi-khi-noi-me-day.htm)
<

Hỏi về bệnh mề đay - Nguyên nhân gây bệnh và cách chữa trị?


Cháu đi khám và được chuẩn đoán "mề đay vô căn mãn tính" bác sĩ cho cháu hỏi có thuốc trị dứt điểm bệnh nay không?

Bệnh nổi mề đay xảy ra trên 20% dân số, nghĩa là trong đời họ có một lần nổi mề đay. Bệnh mề đay xảy ra thường ở bệnh nhân có thể tạng dị ứng (atopic patients). Đa số trường hợp xảy ra cấp tính kéo dài vài giờ đến vài tuần. Một số cá nhân có thể chẩn đoán được bệnh và nhận thức rằng bệnh tự giới hạn (self – limited condition). Người bệnh không tìm đến sự chăm sóc về y tế.

Nguyên nhân: trong bệnh mề đay, sự dãn mạch máu, gia tăng tính thấm thành mạch, sự thoát dịch của mạch và protein là do histamin. Histamin làm trung gian trong nhiều loại đáp ứng ở mô và tế bào. Nó cũng là một chất trung gian hóa học quan trọng nhất trong bệnh mề đay. Ngoài ra một số chất vận mạch như leucotrienes, prostaglandins, kinins và yếu tố hoạt hóa tiểu cầu cũng có một số vai trò, đang được đầu tư nghiên cứu tích cực. Còn một loại mề đay do cơ chế không miễn dịch. Cơ chế của mề đay này gồm rối loạn bổ thể, biến đổi chuyển hóa acid arachidonic và các tác nhân tác động trực tiếp trên dưỡng bào (tế bào mast).

Mè đay cấp do miễn dịch IgE được tìm thấy ở bệnh nhân có bệnh huyết thanh, sốc phản vệ hay dị ứng phản ứng lại nhiễm trùng, thức ăn, phấn hoa, nhiễm ký sinh trùng và thuốc qua nhiều đường như tiêu hóa, hô hấp, truyền dịch, chích ngừa hay phẫu thuật.

Nguyên nhân nhiễm khuẩn bao gồm viêm gan siêu vi B và C, Helicobacter pylori, ký sinh trùng đường ruột, nhiễm nấm da, áp xe răng và viêm xoang. Ngoài ra mề đay còn nguyên nhân vật lý: mề đay do lạnh, nước, nắng, vận động gắng sức...

Trong 70% trường hợp mà nguyên nhân không rõ, mặc dù với những phương pháp chẩn đoán toàn diện ta cũng không xác định được nguyên nhân. Vì thế bệnh này gọi là bệnh mề đay mạn tính vô căn.
Triệu chứng: thương tổn căn bản sẩn màu hồng lột hay trắng rồi trở nên xám ở giữa, màu hồng chung quanh, giới hạn rõ, tròn, cong queo hình đa cung. Sang thương phù nhiều thì có trung tâm màu trắng. Ngứa dữ dội ở sang thương là một triệu chứng điển hình của bệnh mề đay. Những cảm giác về châm, chích cũng được bệnh nhân diễn tả. Ban mề đay có hình thể rất thay đổi, tiến triển nhanh chóng độ một vài giờ cho đến vài ngày, sau đó mất đi trong khi những ban mề đay mới xuất hiện, cùng gãi càng ngứa, và những sang thương mới xuất hiện. Ban mề đay thường kéo dài 8 – 12 giờ và có thể nổi bất cứ nơi nào. Ngứa dữ dội chiều và về đêm. Khi lành bệnh không để lại sắc tố trên da (sạm da).Mỗi khi sẩn phù ăn vào chỗ da lỏng lẻo, mí mắt, âm hộ, bao qui đầu, các niêm mạc thì lan nhanh chóng và rất nguy hiểm, đôi khi có bọng nước. Mề đay nổi trong vòng sáu tuần được gọi là mề đay (Acute urticaria).

Nếu mề đay nổi hơn sáu tuần được gọi là mề đay mãn, nguyên nhân thường không được biết.

Mề đay mãn tính nhiều năm, gây ngứa ngáy và rối loạn giấc ngủ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trẻ em thường mắc mề đay cấp tính nhiều hơn. Người lớn và phụ nữ dễ mắc mề đay mãn tính.

Cách chữa trị:

- Chẩn đoán bệnh: khám bệnh kỹ, hỏi bệnh sử và làm xét nghiệm trong trường hợp mề đay mãn tính bao gồm công thức máu, thử chức năng gan, thận, định lượng bổ thể, xét nghiệm về bệnh chất tạo keo (collagen), huyết thanh chẩn đoán viêm gan siêu vi B và C, sinh thiết da trong trường hợp nghi ngờ viêm mạch mề đay, thử nghiệm phóng thích histamin của tế bào basophil.

- Điều trị mề đay: loại bỏ nguyên nhân gây ra bệnh (cá biển, phấn hoa, thuốc sulphamide...) phối hợp với việc dùng thuốc kháng histamin (là một phương pháp được chấp thuận rộng rãi với các chuyên gia ngoài da) cho tới khi bệnh tự khỏi. Khi có triệu chứng phù họng, thanh quản đi kèm tiêm adrenalin dưới da (0.03mg – 0.05 mg trong dung dịch pha loãng 1/1000). Khi có thắt phế quản kéo dài thì phả truyền tĩnh mạch aminophyllin và dùng thuốc dạn phế quản dạng khí dung.

Điều trị bằng corticoides bắt đầu tác dụng chậm và không phải là lựa chọn hàng đầu cho phản ứng toàn thân. Nhưng nó được dùng để điều trị phòng ngừa các phản ứng kéo dài liên tục 30mg prednisolone/ngày và giảm liều dần trong 3 – 7 ngày.
(Tổng hợp)

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2013 TẠP CHÍ MẸO VẶT
Distributed By Free Premium Themes. Powered byBlogger