Không phải bà mẹ nào cũng biết cho con bú đúng cách. Nhiều sai lầm khi cho con bú sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên tuyệt vời cho trẻ sơ sinh, làm tăng sức đề kháng, nuôi dưỡng nguồn sinh lực dồi dào và đặc biệt hơn là sợi dây vô hình gắn kết tình mẫu tử thiêng liêng giữa mẹ và bé.
Cho con bú bé sẽ nhận ra hơi mẹ, cảm nhận được hơi mẹ ngay từ khi mới lọt lòng. Nuôi con bằng sữa mẹ là giải pháp tối ưu hoàn hảo cho bé yêu của mẹ.
Bỏ qua sữa non
Sữa non là loại sữa mẹ tiết ra vào tuần đầu sau khi sinh. Nó có màu vàng sậm, sánh, rất giàu protein. Sữa non không chỉ chứa dưỡng chất cần thiết cho bé sơ sinh mà còn có một hàm lượng lớn các chất kháng thể và bạch cầu giúp bé chống lại các loại bệnh tật.
Sữa non cũng chứa nhiều nguyên tố vi lượng không thể thiếu đối với trẻ sơ sinh như: sắt, đồng, kẽm. Theo các nghiên cứu thì tỉ lệ tử vong ở trẻ giảm một cách đáng kể nếu sau khi sinh vài giờ bé được bú loại sữa non quý giá này.
Một số bà mẹ thấy màu sắc sữa non có vẻ không… đẹp nên đã bỏ đi không cho bé bú là một sai lầm lớn. Dù mẹ bé có ít sữa hay không có ý định nuôi bé bằng sữa mẹ thì lời khuyên của các chuyên gia vẫn là: nhất định phải cho bé được bú sữa non.
Cho trẻ bú quá lâu
Thời gian bú mỗi bầu vú là khoảng 10 phút. Trong 10 phút đó, hai phút đầu tiên bé có thể bú được khoảng 50% tổng lượng sữa có trong bầu vú. Hai phút tiếp theo bé có thể bú được 80-90% tổng lượng sữa, còn sáu phút cuối hầu như bé không bú được bao nhiêu.
Tuy nhiên sáu phút này cũng vô cùng cần thiết bởi việc bú mút sẽ kích thích tuyến sữa để làm tăng thêm lượng sữa tiết ra cho lần bú sau. Hơn nữa việc này có thể tăng thêm tình cảm mẹ con.
Chỉ tập trung bú một bên
Sữa mẹ đều có ở cả hai bên ngực, nếu chỉ cho trẻ bú một bên dần dần sẽ khiến bầu ngực bên đó bị mất sữa. Không những vậy, khi trẻ chỉ được bú một bên, bé sẽ quen với nó nên rất khó để mẹ chuyển cho bé sang bên còn lại. Vì vậy, cách tốt nhất vẫn là mẹ cố gắng luân phiên cho bé bú ở cả hai bên ngực.
Cho trẻ bú sau khi tập thể dục xong
Trong quá trình vận động, cơ thể sẽ sản sinh ra axit lactic, sữa có chứa axit lactic sẽ bị chua và khiến bé chán ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, người mẹ khi đang trong thời kỳ cho con bú nên hạn chế vận động mạnh, và nghỉ ngơi sau khi tập thể dục rồi mới cho con ăn.
Nếu sau khi vừa vận động xong, mẹ nên nặn một ít sữa ra (khoảng từ 3 tới 5 ml ở cả 2 vú), chờ khoảng 30 phút rồi mới cho bú để lượng acid lactic giảm xuống.
Cho trẻ bú khi đang tức giận
Không nên cho bé bú khi mẹ đang tức giận vì việc mẹ cáu có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm khiến một lượng lớn noradrenalin được phóng thích ra, đồng thời rất nhiều adrenaline cũng tiết ra. Khi hai loại chất này tiết ra quá nhiều, cơ thể mẹ sẽ xuất hiện một số hiện tượng như: tim đập nhanh, mạch máu bị thu nhỏ, huyết áp tăng cao ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Sau khi mẹ tức giận trong cơ thể mẹ có tiết ra một loại độc tố. Nếu bé thường xuyên bú loại sữa có chất độc hại này các chức năng của một số cơ quan nội tạng quan trọng như: tim, gan, thận, lá lách có thể bị ảnh hưởng khiến cho khả năng kháng bệnh của bé không tốt, chức năng tiêu hóa suy giảm, bé sẽ chậm phát triển.
Những điều mẹ cần lưu ý khi cho trẻ bú
Cho bé bú ngay sau sinh. Nhiều bà mẹ nghĩ rằng mới sinh thì chưa có sữa. Thực sự sữa non đã có từ những tháng cuối thai kỳ. Trẻ cần bú sữa non đó, không nên vắt bỏ sữa non. Sữa non màu hơi vàng đục, có rất nhiều kháng thể nhờ vậy giúp trẻ chống lại bệnh tật.
Cho bé bú theo nhu cầu, thời gian cho con bú tùy theo bé, cho bé bú đến khi nào no, tự rời vú mẹ. Sau khi bú xong một bên, nếu bé chưa đủ no thì chuyển sang vú bên kia.
Khi bé bị bệnh, ngay cả khi bé bị tiêu chảy, vẫn nên tiếp tục cho bé bú mẹ.
Trong trường hợp trẻ đẻ non, yếu không mút được vú mẹ, hoặc trường hợp mẹ ốm nặng, mắc một số bệnh không cho con bú được cần phải vắt sữa vào cốc và cho trẻ ăn bằng thìa.
Nên cho trẻ bú kéo dài 24 tháng hoặc có thể lâu hơn, không nên cai sữa cho trẻ trước 12 tháng.
(Sưu tầm)
Đăng nhận xét