Tết là gì mà từ trẻ đến già ai cũng mong đến Tết? Ngày tết có ý nghĩa như thế nào? Tại sao lại có tết Tây? tết Ta? Tại sao Tết Dương lịch chỉ được nghỉ có 1-2 ngày còn Tết Âm lịch được nghỉ đến 6-7 ngày? Có bao nhiêu nước ăn tết Ta?
Tết là gì?
Tết là gì? Tết là ngày đầu năm âm lịch. Ngày xưa, người Việt dùng âm lịch, chứ không dùng lịch như ngày nay ta dùng, hay là dương lịch.
Tết là gì? |
Tết là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt. Ít nhất cũng được vui chơi ba ngày (nên thường gọi là ba ngày tết). Trong ba ngày tết, mọi công việc đều được tạm ngưng để tất cả mọi người dù giàu hay nghèo, vui chơi, thăm viếng lẫn nhau. Vì thế, trong tháng chạp (12), mọi người đã chuẩn bị thức ăn cho ngày tết, không chỉ riêng gia đình mà phải nhiều hơn để tiếp đãi khách. Ngày tết, đi đến nhà nào cũng được chủ mời ăn, do đó chúng ta luôn nói là “ăn tết”. Có những món ăn mà chỉ ngày tết mới dùng tới (ngày thường trong năm ít khi ăn) như là bánh chưng, bánh tét, mứt, dưa món, thịt đông, củ kiệu, củ hành ngâm....
Tết Nguyên Đán là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống lễ hội Việt Nam.Chữ Nguyên có nghĩa là bắt đầu, chữ Đán có nghĩa là buổi ban mai, là khởi điểm của một Năm mới. Tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ, tri ân ông bà tổ tiên.
Thế tại sao lại gọi là Tết?
- Tết là do xuất xứ từ “Tiết” (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, điều đó có ý nghĩa rất đặc biệt đối với một nước thuần nông như nước ta.
Theo tín ngưỡng dân gian, bắt đầu từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì” người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ các vị thần linh có liên quan đến nông nghiệp như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước… Người nông dân cũng không quên ơn các loài vật đã cùng họ sớm hôm vất vả như trâu, bò, gia súc, gia cầm và các loại cây lương thực, thực phẩm đã nuôi sống họ.
Tết Bính Thân 2016 |
Tết của ta có trùng với Tết của Trung Quốc và các nước theo Âm lịch của Trung Quốc hay không không?
-Tết Nguyên đán được người Trung Hoa hiện nay gọi là "Xuân Tiết" hoặc "Nông lịch tân niên" , và vẫn là tết cổ truyền của họ. Theo lịch sử Trung Quốc, nguồn gốc Tết Nguyên Đán có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và thay đổi theo từng thời kỳ. Đời Tam đại, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng giêng, tức tháng Dần. Nhà Thương thích màu trắng nên lấy tháng Sửu, tức tháng chạp, làm tháng đầu năm. Nhà Chu ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý, tức tháng mười một, làm tháng Tết.
Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày tết khác nhau. Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.
Trước năm 1967, Việt Nam lấy múi giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành đổi lịch dùng múi giờ GMT+7 làm chuẩn. Vì thế tùy từng năm mà Tết của ta chênh lệch từ 1-2 ngày đến nhiều ngày so với Tết ở Trung Quốc và một số nước ăn Tết theo Âm lịch.
Các vua chúa nói trên quan niệm về ngày giờ "tạo thiên lập địa" như sau: giờ Tý thì có trời, giờ Sửu thì có đất, giờ Dần sinh loài người nên đặt ra ngày tết khác nhau. Đời Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Đời nhà Tần (thế kỷ 3 TCN), Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi, tức tháng mười. Đến thời nhà Hán, Hán Vũ Đế (140 TCN) lại đặt ngày Tết vào tháng Dần, tức tháng giêng. Từ đó về sau, không còn triều đại nào thay đổi về tháng Tết nữa.
Trước năm 1967, Việt Nam lấy múi giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành đổi lịch dùng múi giờ GMT+7 làm chuẩn. Vì thế tùy từng năm mà Tết của ta chênh lệch từ 1-2 ngày đến nhiều ngày so với Tết ở Trung Quốc và một số nước ăn Tết theo Âm lịch.
Có bao nhiêu quốc gia hay lãnh thổ ăn Tết theo Âm lịch?
- Tết Nguyên đán thực ra chỉ có ở Việt Nam, Trung Hoa và các lãnh thổ có đông người Trung Quốc. Tuy nhiên việc ăn Tết theo Âm lịch thì có khá nhiều nước. Các quốc gia và lãnh thổ có truyền thống Tết Âm lịch là:
1 - Trung Quốc;
2 -Việt Nam;
3 - Hong Kong (TQ);
4 - Đài Loan (TQ); 5- Nhật Bản (trước 1868)
6 - Lào (đầu tiên Tết Lào được tổ chức vào ngày đầu tiên của tháng Giêng, tuy nhiên, thời điểm đó vào mùa đông, không thích hợp cho phong tục té nước nên ngày này đã được chuyển sang thời điểm nóng nhất trong năm)
7 - Campuchia (do giao thoa về văn hóa và dân cư khiến có thêm một số ngày lễ như Tết Việt Nam và Trung Quốc )
8 - Thái Lan (Người Thái Lan gọi ngày Tết cổ truyền mừng năm mới là Songkran, ngày Tết được tổ chức từ ngày 13-15/4 để đón năm mới)
9 - Hàn Quốc - Triều Tiên (Tết âm lịch cổ truyền cũng được tính từ thời khắc giao thừa của năm cũ âm lịch) Tết Seollah bắt đầu từ ngày 1.1 hằng năm theo âm lịch và thường kéo dài trong 3 ngày. Tết Seollah là dịp nghỉ lễ quan trọng nhất đối với người dân xứ sở kim chi. Tết âm lịch cổ truyền hiện vẫn là tết chính và là đại lễ long trọng nhất trong năm âm lịch cổ truyền của Hàn Quốc, Triều Tiên);
10 - Singapore (người Singapore rất coi trọng việc vui đón Tết Nguyên đán Âm lịch cổ truyền, vì gần 80% dân số của quốc đảo Sư tử này là người Hoa hoặc liên quan đến gốc Hoa)
11 - Mông Cổ (ở Mông Cổ, một ngày trước năm mới được gọi là Bituun, tức giống như ngày 30 tháng Chạp của ta)
12 - Ấn Độ (tết ở Ấn Độ - lễ hội Holi - vào ngày 15 tháng Hai âm lịch. Nhà nào, làng nào cũng dự trữ củi, rơm rạ... để đốt những đống lửa từ đêm giao thừa 14 tháng Hai)
13 - Bhutan (Trong dịp Tết âm lịch ở Bhutan, người ta mặc quần áo theo truyền thống. Vui nhất của năm mới ở Bhutan là các cuộc thi bắn cung được tổ chức trên cả nước).
Còn lại những quốc gia khác ở châu Á hay trên thế giới cũng biết Tết Nguyên Đán nhưng không xem Tết Nguyên Đán là một dịp lễ hội trọng đại như Philippines, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia ... Trong số 10 quốc gia chính trên, thì Trung Quốc và Việt Nam là 2 quốc gia có truyền thống mừng Tết Nguyên Đán lâu đời nhất và xem Tết Nguyên Đán là một lễ hội cực kỳ trọng đại trong năm!
Tại sao lại còn có Lễ Giao thừa?
- Ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên. Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó, thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết, đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, được gọi là Giao thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thuờng làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi.
Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang, không nơi nương tựa. Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong thời khắc giao thừa mọi người trong gia đình thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Dịp này, người ta thường bắn pháo hoa ở những địa điểm rộng rãi, thoáng mát. Cúng Giao thừa (hay lễ Trừ tịch): là lễ cúng để đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Theo tục lệ cổ truyền thì Giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh. Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà.
Giao thừa là thời khắc thiêng liêng của năm, khi mà năm cũ ủ rũ ra đi và năm mới rộn ràng bước tới. Một điều không thể thiếu trong lễ Giao thừa trước đây, mà nay đã bị cấm, đó là đốt pháo đón giao thừa. Theo dân gian truyền lại, tiếng pháo là để xua đuổi ma quỷ của năm cũ. Cảm xúc đốt một bánh pháo dài , khói thuốc pháo thơm nồng tràn đầy trong phổ và con mèo chạy tọt vào gầm giường vì sợ là những ký ức không bao giờ phai của người Việt Nam về cái Tết của một thời xa xưa...
Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang, không nơi nương tựa. Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong thời khắc giao thừa mọi người trong gia đình thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Dịp này, người ta thường bắn pháo hoa ở những địa điểm rộng rãi, thoáng mát. Cúng Giao thừa (hay lễ Trừ tịch): là lễ cúng để đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Theo tục lệ cổ truyền thì Giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh. Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà.
Giao thừa là thời khắc thiêng liêng của năm, khi mà năm cũ ủ rũ ra đi và năm mới rộn ràng bước tới. Một điều không thể thiếu trong lễ Giao thừa trước đây, mà nay đã bị cấm, đó là đốt pháo đón giao thừa. Theo dân gian truyền lại, tiếng pháo là để xua đuổi ma quỷ của năm cũ. Cảm xúc đốt một bánh pháo dài , khói thuốc pháo thơm nồng tràn đầy trong phổ và con mèo chạy tọt vào gầm giường vì sợ là những ký ức không bao giờ phai của người Việt Nam về cái Tết của một thời xa xưa...
Tục trang hoàng nhà cửa
Ðể chào đón năm mới, mọi gia đình đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp, và trang hoàng lại căn nhà của mình cho thật đẹp. Có nhiều gia đình còn sơn mới nhà, cửa. Các đồ dùng như bàn, ghế để tiếp khách, tủ thờ, tủ trong phòng khách đều được lau chùi cho sạch bụi. Các chân đèn, lư hương trên bàn thờ đều được chùi cho thật bóng. Trên tường được treo, dán những loại tranh tết. Trong nhà hoặc ở sân trước được chưng các loại hoa có màu sắc rực rỡ tươi sang như cúc vàng, vạn thọ, thược dược, hoặc cây quất (tắc) với những chum trái vàng tươi. Đặc biệt có hai loài hoa chỉ tết mới nở đó là mai vàng ở miền Nam và đào hồng, đỏ ở miền Bắc.
Ngoài hoa, còn có chưng trái cây, xếp thành một dĩa lớn. Bên cạnh những trái cây thường có như chuối, cam, bưởi, quit, người ta còn chưng một dĩa gồm mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, hay sung, và hai trái dưa hấu thật đều.
Không chỉ trang hoàng làm đẹp nhà cửa mà con người cũng được làm đẹp. Ngày tết ai cũng ăn mặc quần áo mới, đẹp để tiếp khách hay đi ra đường.
Ngày nay, người Việt dù sống ở nước ngoài vẫn giữ tục lệ này.
Tục cúng ông Táo
Ông Táo là thần bếp, được Trời (hay Thượng đế) giao trách nhiệm theo dõi tất cả những việc xảy ra trong nhà. Hằng năm, ngày 23 tháng chạp ông Táo phải lên trời để trình cho Thượng Ðế các việc ghi nhận để Thượng Ðế xét thưởng hay phạt gia chủ. Vào ngày 23 tháng chạp, nhà nào cũng quét dọn bếp sạch sẽ và làm lễ cúng tiễn ông Táo về trời, nhờ ông báo cáo điều tốt để Trời cho gia đình được bình an, may mắn trong năm tới. Theo lệ, lễ cúng ông Táo được đặt trong bếp, và phải có một con cá chép vì tục truyền rằng ông Táo cỡi cá chép để về trời.
Ngày nay, tuy không còn lò bếp như xưa, nhưng người Việt vẫn giữ tục lệ này. Ngay cả những người Việt sống ở hải ngoại, nhiều gia đình vẫn cúng ông Táo vào đúng ngày 23 tháng chạp. Các tờ báo, tạp chí, cuối năm đều có thông lệ viết một bài báo cáo mọi việc trong năm, gọi là sớ Táo quân. Các buổi liên hoan hay văn nghệ mừng xuân, người ta vẫn thường biểu diễn cảnh ông Táo về thiên đình kể chuyện dân gian cho Thượng Ðế nghe.
Cách bày mâm cỗ cúng Ông Công Ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Ngày nay, tuy không còn lò bếp như xưa, nhưng người Việt vẫn giữ tục lệ này. Ngay cả những người Việt sống ở hải ngoại, nhiều gia đình vẫn cúng ông Táo vào đúng ngày 23 tháng chạp. Các tờ báo, tạp chí, cuối năm đều có thông lệ viết một bài báo cáo mọi việc trong năm, gọi là sớ Táo quân. Các buổi liên hoan hay văn nghệ mừng xuân, người ta vẫn thường biểu diễn cảnh ông Táo về thiên đình kể chuyện dân gian cho Thượng Ðế nghe.
Cách làm mâm cỗ cúng và bài văn khấn Ông Công Ông Táo 23 tháng Chạp
Tục chúc tết
Chúc tết hay mừng tuổi là nói những lời cầu mong tốt lành cho người khác trong những ngày đầu năm. Trong gia đình, sáng mồng một thì con cái chúc tết cho cha mẹ và ông bà (nếu cùng sống chung). Con cháu mà chưa có gia đình thì cũng được ông bà, cha mẹ chúc lại và cho một món tiền đựng trong một phong bì đỏ gọi là lì xì. Tiền lì xì thường là những tờ giấy bạc còn mới.
Trong ba ngày đầu năm, hay còn gọi là ba ngày tết, người ta đi đến nhà bà con, bạn bè, để chúc những điều tốt lành cho năm mới. Ngay cả với những người mới gặp cũng vẫn vui vẻ và chân thành chúc nhau. Khi có người quen đến nhà chúc tết thì chủ nhà phải tiếp đãi vui vẻ, thân mật và đãi ăn uống. Tục lệ này nói lên sự quan tâm và tình thân giữa con người với nhau, dù là thân hay sơ. Ngày nay, tuy sống ở nước ngoài, người Việt vẫn giữ tục lệ đáng yêu này.
Mồng một thì tết nhà cha,
Mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy.
(nghĩa là ngày mồng một về chúc tết cha mẹ hay là bên nội, ngày mồng hai về chúc tết cha mẹ vợ hay là bên ngoại; còn ngày mồng ba thì phải đi chúc tết thầy giáo)
Tục cúng tết
Tết là một thời gian thiêng liêng trong đời sống người Việt. Ðó là dịp đoàn tụ gia đình, cả người sống lẫn người đã chết. Những người đi làm, đi học xa quê hương, xa gia đình đều tìm đủ mọi cách để về ăn tết với cha mẹ, với gia đình.
Chiều ba mươi tết (hoặc ngày 29, nếu tháng chạp thiếu), người ta cúng để mời linh hồn tổ tiên và những người thân đã mất về ăn tết cùng con cháu. Ðúng giữa đêm trừ tịch, lúc chuyển từ năm cũ sang năm mới thì cúng giao thừa để tiễn năm cũ và đón năm mới. Lễ cúng này được bày ngoài trời hay trước cửa ra vào để cúng trời đất, cầu xin bình an may mắn. Thông thường, đúng giờ giao thừa thì các chùa đều gióng chuông báo hiệu, và rồi mọi nhà đều đốt pháo. Ðến ngày mồng ba thì cúng đưa tức tiễn đưa linh hồn những người mà ta đã mời về ăn tết chung. Về mặt nghi lễ, ngày tết đến đây là chấm dứt. Ở nước ngoài, nhiều gia đình Việt vẫn còn giữ tục lệ này, chỉ không thể đốt pháo mà thôi.
Tục biếu tết
Biếu tết là tặng quà cho người khác ăn tết. Ðây là dịp để nhớ ơn những người đã từng giúp mình, để tỏ lòng yêu kính đối với người trên, tỏ lòng quan tâm thương mến với họ hàng, bạn bè. Thông thường thì:
- bà con thân thiết biếu tết lẫn nhau
- con rể, con dâu biếu tết cha mẹ vợ/chồng
- học trò biếu tết thầy cô
- bạn bè biếu tết lẫn nhau
- con nợ biếu tết chủ nợ
- bệnh nhân biếu tết thầy thuốc
Việc biếu tết thể hiện tấm lòng biết ơn, hoặc yêu thương chân thành, hoặc quan tâm thương mến, nên rất đáng quý. Ngày nay, chúng ta vẫn còn giữ tục này. Tuy nhiên, đừng lợi dụng việc biếu tết này để hối lộ, mua chuộc.
Tục xuất hành
Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm mới. Người ta tin rằng hướng đi này sẽ có ảnh hưởng tới tương lai của mỗi người trong năm sắp tới. Cho nên, theo tuổi tác của mình, mỗi người xem sách lịch do những nhà bói toán viết ra để chọn hướng đi và giờ bắt đầu cho thích hợp. Tục lệ này có vẻ hoang đường, ngày nay nhiều người không còn tin theo. Hơn nữa, cửa nhà và đường sá ngày nay được xây dựng theo phương hướng cố định, chúng ta khó mà chọn được hướng đi như trong sách lịch nói.
Tục xông đất
Xông đất là người đầu tiên bước chân vào nhà của người nào đó. Người ta tin rằng tuổi tác của người khách đầu tiên có ảnh hưởng đến tương lai của chủ nhà. Vì thế, từ trước tết, chủ nhà thường chọn người quen biết nào mà có tuổi hợp với mình theo sách tử vi để mời họ đến xông đất cho mình. Tục lệ này cũng có vẻ hoang đường, ngày nay nhiều người cũng không tin theo nữa.
Tục hái lộc
Trong đêm giao thừa, người ta đi lễ chùa để cầu xin đức Phật ban cho điều tốt lành trong năm mới. Sau đó, trong đêm tối trên đường về sẽ bẻ đại một cành lá cây nào đó. Nếu bẻ được một cành lá tươi tốt, đầy đủ thì đó là điềm may mắn cho suốt năm tới. Tục này ngày nay ít còn người làm vì bẻ cây của người khác là việc phá hoại, vừa không tốt vừa có thể gây phiền toái về mặt pháp luật.
Tục kiêng cử
Kiêng (hay kiêng cử) là những điều không được làm. Trong những ngày tết, những điều gì xấu đều phải kiêng. Sau đây là một số điều thường được kiêng:
- quét nhà, đổ rác (vì sợ quét, đổ đi những điều may mắn)
- nói những điều tục tĩu
- mặc quần áo trắng (sợ có tang)
- nói tới những chuyện chết chóc, nói những điều xui xẻo
Những điều kiêng cử này đều có vẻ hoang đường, ngày nay tuy nhiều người không tin nữa, nhưng một số đông khác vẫn còn giữ.
Tôi đã nhận ra Tết là gì. Đó là tiếng cười vui, là sum họp, là không khí quê hương, là những thứ không thể nào thay thế được.
Những điều kiêng kỵ ngày Tết cần phải biết (nên đọc)
Tôi đã nhận ra Tết là gì. Đó là tiếng cười vui, là sum họp, là không khí quê hương, là những thứ không thể nào thay thế được.
(Sưu tầm)
Đăng nhận xét