Tin mới

Category 5

Category 6

Category 7

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Vì sao Tết Đoan Ngọ Là đầu tháng nhưng người dân vẫn ăn vịt?

Thịt vịt là thực phẩm người dân việt tránh ăn vào đầu tháng vì cho là sẽ kéo vận xui đến cho cả tháng tuy nhiên vào ngày tết Đoan Ngọ lại là đầu tháng mà thịt vịt được làm món ăn ưa chuộng. Cùng khám phá điểu thú vị này nhé!

Vì sao Tết Đoan Ngọ Là đầu tháng nhưng người dân vẫn ăn vịt?

Cũng là đầu tháng nhưng 5/5, thịt vịt là món ăn đắt hàng được nhiều người ưa chuộng.

Theo kinh nghiệm dân gian, thịt vịt được ưa chuộng do vào tháng 5 Âm lịch, tiết trời oi bức, cơ thể người thường bị một số bệnh về thời tiết. Vịt là con vật sống dưới nước, có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể mát mẻ, bổ dưỡng, cân bằng âm dương.


Theo chia sẻ trên Trí thức trẻ, trong sách thuốc cổ vịt có nghĩa là “Gia Áp,” có nơi gọi là Gia Phù, cũng còn gọi là Vụ. Còn trong Đông y: Thịt vịt có tính chất: mát, ngọt (hơi độc), có tác dụng làm chuyển động phong huyết và làm tăng thêm năng lực, bồi bổ cơ thể cho người lao lực, lao tâm nhiều (gọi là Bổ hư).
<
Ăn thịt vịt có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít, khí hư bạch đới, sản phụ thiếu sữa, Tri thức trực tuyến cho biết.

Một sô món vịt được người dân ưa chuộng: vịt luộc chấm nước mắm gừng hoặc nấu cháo vịt. Vịt tiềm với sen, táo, đinh và hồi, thường gọi là vịt tiềm thuốc Bắc.

Theo kinh nghiệm, vịt phải “ăn già” nghĩa là phải trưởng thành, thường là từ sáu tháng trở lên vịt đạt độ ngon nhất, không ăn non như gà.

Vì thế, trong ngày Đoan Ngọ, khí trời nóng nực (tiết Đại Thử) nhiệt độ cao, nên người ta dùng thịt vịt có tính mát, bổ, để quân bình nhiệt – hàn giữa Trời và Người.

( Sưu tầm )

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2013 TẠP CHÍ MẸO VẶT
Distributed By Free Premium Themes. Powered byBlogger