Tin mới

Category 5

Category 6

Category 7

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

Phải làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng? Nguyên nhân và chữa bệnh

Hẳn là nhiều các ông bố bà mẹ rất băn khoăn và bối rối khi con cái của mình bị suy dinh dưỡng. Đây là hiện thực chung tại Việt Nam, và cũng nhiều bậc phụ huynh chưa biết cách xử lý trường hợp này như nào? Bài viết sau đây sẽ nói rõ về suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ và cách phòng tránh.

Hiện nay, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, đang có khoảng 500 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng và hàng năm có 12,9 triệu trẻ chết vì bệnh tật như viêm phổi, tiêu chảy, ho gà… Trong đó, suy dinh dưỡng có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp chiếm tới 30%.

Tại sao trẻ bị suy dinh dưỡng?


Do sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng: Trẻ không được nuôi đúng phương pháp khi thiếu hoặc không có sữa mẹ, ăn sam (ăn bổ sung) không đúng cả về số lượng và chất lượng, chưa biết cách chế biến thức ăn cho trẻ; thời gian ăn bổ sung quá muộn hoặc quá sớm, cai sữa mẹ sớm.

Do nhiễm khuẩn: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa, biến chứng sau các bệnh sởi, lỵ… Đặc biệt, bệnh tiêu chảy kéo dài dẫn tới nhiễm khuẩn là nguyên nhân chủ yếu gây ra suy dinh dưỡng.


Các yếu tố bất lợi: Trẻ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai hoặc các dị tật bẩm sinh. Gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đông con, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Dịch vụ chăm sóc y tế kém.

Biểu hiện của trẻ bị suy dinh dưỡng


Trẻ bị suy dinh dưỡng thường có những biểu hiện chính sau: Trọng lượng cơ thể thường không tăng hoặc giảm cân, lớp mỡ dưới da teo dần đi hoặc không còn, người cứ gầy dần đi, chậm lớn hoặc không lớn, chức năng nhiều khi quan trọng cơ thể bị kém hẳn đi. Biểu hiện lâm sàng có thể tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau mà chia ra thành 3 mức suy dinh dưỡng của trẻ dưới 3 tuổi gồm:

– Trẻ suy dinh dưỡng ở mức độ nhẹ. Trọng lượng cơ thể thấp hơn trẻ bình thường từ 15 – 25%. Chiều cao vẫn bình thường. Lớp mỡ dưới da ở phần bụng và ngực, lưng mỏng hẳn đi, nhẽo, sắc mặt bình thường hoặc hơi trắng xanh. Sự thay đổi chức năng của các khí quản không rõ ràng. Trạng thái tinh thần bình thường.Khi trẻ bị suy dinh dưỡng thì phải làm thế nào?

– Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng. Trọng lượng cơ thể nhẹ hơn: trọng lượng cơ thể trẻ bình thường 25% – 40%. Chiều cao thấp hơn trẻ bình thường. Phần bụng và cơ thể hầu như không có lớp mỡ nào. Vai và mặt nhô ra, da bệch mà khô, độ căng kém, cơ tóp mà nhão, kém ăn, sức tiêu hóa kém hẳn, thượng kèm theo rối loạn chức năng tiêu hóa, lờ đờ. Không có hứng thú và thích hoạt động với môi trường xung quanh, thường hay khóc, ngủ không yên chức năng vận động phát triển chậm. 

– Trẻ bị suy dinh dưỡng quá nặng (còn gọi là chứng khô héo). Những trẻ loại này có trọng lượng cơ thể thấp hơn trọng lượng trẻ bình thường trên 40%.

Chiều cao thấp hẳn hơn trẻ bình thường. Người gầy tóp, cơ thịt khô héo, da trơ đầu xương mặt nhăn nheo, hốc mắt lõm sâu, da bệch mà khô, không có độ căng, có lúc còn có vẻ tím tái.

Nhiệt độ cơ thể còn thấp hơn bình thường, tứ chi lạnh, thở yếu mà chậm, kém ăn hoặc không muốn ăn, sức tiêu hóa và hấp thụ thức ăn giảm xuống rất thấp, hay bị ỉa chảy do đói, có lúc cũng có thể bị táo bón hoặc bị cả ỉa chảy, cả táo bón lẫn lộn.

Phản ứng đối với bên ngoài kém, tinh thần ủ rũ, vẻ ngoài lờ đờ, có lúc khóc nhiều, tiếng khóc khàn rè. Trí lực phát triển kém, thường hay bị phù thũng do bị thiếu blood glucose, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm.

Các bà mẹ cần phải làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng


Với thể vừa và nhẹ (độ I và độ II): Điều trị tại nhà bằng chế độ ăn và chăm sóc.

– Chế độ ăn: Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu, bất cứ lúc nào kể cả ban đêm.

– Nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa: Dùng các loại sữa bột công thức theo tháng tuổi, hoặc dùng sữa đậu nành (đậu tương).

– Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cho trẻ ăn bổ sung theo tháng tuổi nhưng số bữa ăn phải tăng lên, thức ăn phải nấu kỹ, nấu xong ăn ngay.

– Tăng đậm độ năng lượng của bữa ăn bằng cách cho tăng thêm enzym (men tiêu hóa) trong các hạt nảy mầm để làm lỏng thức ăn và tăng độ nhiệt lượng của thức ăn. Cụ thể là có thể dùng giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn cho trẻ, tức là có thể tăng lượng bột khô lên 2 – 3 lần mà độ lỏng của bột không thay đổi. Cứ 10g bột cho 10g giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước.

<

Những loại thực phẩm nên dùng cho trẻ suy dinh dưỡng


Gạo, khoai tây.

Thịt: gà, lợn, bò, tôm, cua, cá, trứng,

Sữa bột giàu năng lượng: Theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

Dầu, mỡ.

Các loại rau xanh và quả chín.

Chế độ ăn với trẻ suy dinh dưỡng nặng (độ III)

Cho nhiều bữa trong ngày.

Tăng dần calo.

Dùng sữa cao năng lượng: Theo chỉ định và tư vấn trực tiếp của bác sĩ.

Trẻ cần được ăn bổ sung theo các chế độ ăn giống như trẻ bình thường. Số lượng một bữa có thể ít hơn nhưng số bữa ăn nhiều hơn trẻ bình thường. Những trẻ bị suy dinh dưỡng nặng kèm theo tiêu chảy hoặc viêm phổi phải đưa vào điều trị tại bệnh viện.

Ngoài chế độ ăn còn cho trẻ ăn bổ sung thêm một số vitamin và muối khoáng. Các loại vitamin tổng hợp. Chế phẩm có chứa sắt chống thiếu máu. Men tiêu hóa (nhưng phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc).

Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng


Trẻ phải được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ.

Phải giữ ấm về mùa đông, phòng ở thoáng mát về mùa hè, đầy đủ ánh sáng.

Một số mẫu thực đơn phục hồi trẻ suy dinh dưỡng tại nhà (SDD độ I và II).

Các bạn có thể tham khảo và áp dụng một số thực đơn sau để phục hồi trẻ suy dinh dưỡng tại nhà:

Trẻ dưới 6 tháng tuổi:

Bú sữa mẹ theo nhu cầu của trẻ. Chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ để mẹ có đủ sữa nuôi con (Mẹ cần ăn đủ, ngủ tốt, làm việc nhẹ nhàng); Trường hợp mẹ không đủ sữa mà phải dùng các sản phẩm thay thế sữa mẹ thì phải có chỉ định của bác sĩ.

Trẻ từ 6 -12 tháng tuổi:

Cho trẻ ăn nước cháo xay trộn sữa như trên nhưng tăng thêm lượng thịt, gạo và rau củ, trường hợp trẻ không thích ăn cháo trộn sữa thì dùng sữa cao năng lượng pha với nước sôi để ấm theo hướng dẫn mỗi ngày uông 500ml và cho ăn bột hoặc cháo xay 3 – 4 bữa/ngày, trẻ ăn ít có thể tăng số bữa lên, dùng nước giá đậu xanh để làm lỏng thức ăn: 10g giá đậu xanh/10g bột (giá đậu xanh giã nhỏ lọc lấy nước nấu bột).

Trẻ 13 – 24 tháng tuổi:

6h: 150 – 200ml sữa cao năng lượng.

9h: Cháo thịt + rau: 200ml (1 bát ăn cơm).

– Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay).

– Thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả).

– Dầu: 10ml (2 thìa cà phê).

– Rau xanh: 20g (2 thìa cà phê).

12h: Sữa: 200ml.

14h: Chuối tiêu: 1 quả hoặc đu đủ 1 miếng.

17h: Cháo thịt (cá, tôm, trứng) + rau + dầu.

Nếu trẻ đang bú mẹ vẫn phải tiếp tục cho bú và thời gian cho bú kéo đài từ 18 – 24 tháng. Khi cai sữa vẫn nên cho trẻ ăn thêm sữa bò hoặc sữa đậu nành.

Trẻ 25 – 36 tháng tuổi:

7h: Sữa cao năng lượng 200ml.

11h: Cơm nát + thịt (cá, trứng, tôm…) + canh rau.

Cơm: 2 lưng bát (70g gạo), thịt: 50g (hoặc trứng: 1 quả), rau: 100g, dầu (mỡ): 5g.

14h: Cháo + thịt + rau + dầu: 200ml.

Gạo tẻ: 30g (1 nắm tay), thịt nạc: 50g (hoặc cá, tôm, cua: 50g, trứng gà: 1 quả), dầu: 10ml (2 thìa cà phê), rau xanh: 20g (2 thìa cà phê).

17h: Cơm nát + trứng (thịt, cá, tôm + canh rau.

20h: Hỗn hợp bột dinh dưỡng: 200ml, hoặc súp: khoai tây thịt + rau + dầu (mỡ): 1 bát con.

Súp khoai tây gồm có khoai tây: 100g (1 củ to), thịt (gà, bò, lợn): 50g, bắp cải: 50g, dầu (mỡ): 1 thìa cà phê

Ăn thêm các loại quả chín theo nhu cầu của trẻ.

Để phòng tránh bệnh suy dinh dương ở trẻ, điều chủ yếu là phải bắt đầu cho trẻ ăn uống khoa học ngay từ lúc mới sinh: Trong thời kỳ trẻ dưới 1 tuổi nên cố gắng tận dụng nuôi con bằng sữa mẹ, đặc biệt là những trẻ bị đẻ non càng cần được nuôi con bằng sữa mẹ.

Nếu sữa xmẹ không đủ có thể cho ăn thêm sữa ngoài và phải cho ăn thêm đúng giờ. Để trẻ có một chế độ sinh hoạt khoa học hãy uốn nắn những thói quen sinh hoạt không hay của trẻ, bảo đảm cho trẻ ngủ đủ thời gian, tham gia các hoạt động ngoài trời một cách hợp lý, rèn luyện cơ thể.

Như vậy mới làm tăng được khả năng tiêu hóa. Đối với những trẻ suy dinh dưỡng có mắc một số bệnh mãn tính khác nên tích cực chữa trị. Sau khi trừ bỏ được nguyên nhân gây bệnh, tình hình suy dinh dưỡng tự nhiên được cải thiện.

(Sưu tầm)

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2013 TẠP CHÍ MẸO VẶT
Distributed By Free Premium Themes. Powered byBlogger